• English
  • Tiếng Việt
  • Menu
    vetiver
    Vietnam Vetiver Network
    Search
    • Trang chủ
    • Khám phá chiến dịch
    • Bắt đầu chiến dịch
      • Phương thức hoạt động
      • Tạo chiến dịch
    • Thư viện
      • Kiểm soát sạt lở
      • Nông nghiệp bền vững
      • Xử lý ô nhiễm
      • Các ứng dụng khác
    • Về chúng tôi
      • Hệ thống Vetiver
      • Mạng lưới Vetiver VN
      • Chuyên gia
    • Đăng nhập
    Close Menu

    Erosion prevention using vetiver system, sea spinach, and coco coir

    Phú Yên là một tỉnh vùng ven biển miền Trung Trung Bộ, là nơi gánh chịu nhiều thiên tai, nhất là triều cường và sóng biển. Biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng và hậu quả do ảnh hưởng của nó ngày càng nặng nề.

    Mặc dù đã có chính sách xây dựng hệ thống hạn chế ảnh hưởng do triều cường và sóng biển, nhưng do chưa thực hiện nên tình trạng này vẫn gây xáo trộn sinh hoạt hành ngày, sản xuất và ổn định cuộc sống của người dân.

    Thạc sĩ Nguyễn Phú Bảo ở Công ty cổ phần Phú Yên xanh đã nhiều lần phải chứng kiến người dân quê mình vác từng bao tải cát chắn nước biển mỗi dịp triều cường về. Để đối phó với triều cường và sóng biển, họ chỉ biết sử dụng bao cát hoặc xây bằng đá hộc, nhưng những vật liệu này liên kết rời rạc và không đồng nhất nên dễ bị hỏng và mau bị sóng biển phá vỡ.

    Là một chuyên viên trong lĩnh vực môi trường đã 15 năm, đi nhiều nơi trong và ngoài nước, anh đã từng trực tiếp trồng cỏ Vetiver ở Trà Vinh để chống sạt lở. Rồi nhiều lần đi trên những bãi cát ven biển, anh quan sát và thấy những nơi rau muống biển mọc thì cát không bị trôi. Và anh được biết Bangladesh người ta đã trải những lưới xơ dừa để giữ đất không trôi. Một số nơi khác anh từng thấy họ phủ rơm rạ lên bề mặt của đê, nhưng rơm rạ chỉ chịu được những trận mưa nhỏ và vừa, ở những triền dốc thấp.

    Và anh đã kết hợp giữa cỏ Vetiver, rau muống biển và xơ dừa để tạo thành một “công nghệ” làm kè chắn triều cường và nước biển. Đây là một trong những đề án đạt giải “Ngày sáng tạo Việt Nam 2010” do Ngân hàng Thế giới tổ chức.

    Nhận xét về đề án “Xây dựng bờ chống sạt lở bằng cỏ Vetiver và rau muống biển”, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phú Yên cho rằng đây là một giải pháp kỹ thuật thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu rủi ro cho con người, rất thân thiện với môi trường, phù hợp với đặc điểm sinh học cây trồng. Trong khi nguồn kinh phí của Phú Yên còn hạn chế thì đây là một giải pháp sáng tạo có ý nghĩa to lớn về bảo vệ môi trường sinh thái và mang lại hiệu quả kinh tế xã hội bền vững. Nếu dự án được triển khai thành công thì giải pháp này có khả năng áp dụng và nhân rộng ở Phú Yên và các tỉnh vùng duyên hải miền trung”.

    Xem thêm:

     

    Thi công trồng Vetiver tại thủy điện Bắc Mê, Hà Giang Vetiver thích ứng đất ngọt, mặn, lợ của tỉnh Bến Tre

    Related Posts

    Picture13

    Kiểm soát xói mòn

    Vetiver và Khả năng hồi phục rừng ở New Zealand

    coconet

    Kiểm soát xói mòn, Thư viện

    Công trình bảo vệ bờ đê tại Philippines

    ad_34511167_cd730164dea236d1_tn

    Các ứng dụng khác, Thư viện

    Vetiver bảo vệ môi trường và tạo cảnh quang đô thị

    TIN TỨC

    • newsletter-2016Newsletter 2016
    • newsletter2018-1024x585Newsletter 2018
    • Newsletter (1-6.2017)Newsletter 2017

    THƯ VIỆN

    • Kiểm soát xói mòn (11)
    • Các ứng dụng khác (5)
    • Xử lý ô nhiễm (6)
    • Nông nghiệp bền vững (6)
    • Mạng lưới Vetiver VN
    • Hệ thống cỏ Vetiver
    • Chuyên gia

    ĐỐI TÁC CỦA CHÚNG TÔI

    Back To Top
    Address: 568/18 Tran Cao Van, Xuan Ha, Thanh Khe, Da Nang, Vietnam
    Phone: 0914716496
    Email: vn.vetiver.network@gmail.com
    Copyright © vetiver 2018. All Rights Reserved
    Design by Cloudzone
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tiếp tục.

    Đăng nhập

    Nếu bạn đã có tài khoản, vui lòng đăng nhập


    Quên mật khẩu?

    Bạn có thể đăng nhập với:


    Nếu bạn chưa có tài khoản, vui lòng đăng ký tại đây

    Đăng ký

    Nếu bạn chưa có tài khoản, đăng ký tại đây


    Bạn có thể đăng nhập với:


    Nếu bạn đã có tài khoản, vui lòng đăng nhập